Tính chất hóa học Xyanua

Xyanua là muối của axit xianhidric. Phần lớn các muối xyanua không tan trong nước. Muối xyanua tan trong nước bị thủy phân thành môi trường kiềm. Xyanua là muối của một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic) nên dễ bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi các dung dịch muối của nó.Thí dụ:

2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN

Acid cyanhydric và các Xyanua bị oxy hoá bởi oxy trong không khí chuyển thành cyanate:  

2CN- + O2 → 2CNO-

Ở dung dịch loãng 1/5000 trong 5 tháng HCN bị phân huỷ hết  HCN + 2H2O → HCOONH4 (ammonium formic

2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O (acid sulfocyanhydric

Các muối Xyanua kim loại kiềm bị carbon dioxide trong không khí phân huỷ tạo thành HCN. 

2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3

Vì vậy phải bảo quản muối kim loại Xyanua trong thùng kín, để ở chỗ mát. 

Các muối Xyanua tan trong nước dễ tạo với các Xyanua không tan thành các ion phức. Acid nitrite tác dụng với các chất hữu cơ như acid malic, xitric, ancaloit, tanin cũng tạo nên HCN. Qua đó cắt nghĩa việc tạo nên các glucoside cyanhydric ở một số thực vật

Các aldehyde, đường cũng phá huỷ được HCN: 

C6H12O6 + HCN → C7H13O6N 

Trong một số các cây cối, thực vật có chứa các dẫn xuất hữu cơ của acid cyanhydric, ví dụ: hạnh nhân đắng, nhân quả mận, lá trúc anh đào, rễ sắn, măng tre nứa, nấm, các hạt lá và cành loại đậu phaseolus lunatus. Dầu hạnh nhân đắng có chứa amogdalis C20H27NO11 do tác dụng của men emulsin hay synaptase sẽ bị thuỷ phân và giải phóng HCN: 

C20H27NO11 + 2H2O → C7H6O + 2C6H12O6 + HCN 

Trong dầu hạnh nhân đắng cứ 1,5g dầu thì có 0,24g HCN. Lượng HCN chứa trong năm, sáu hạt hạnh nhân đủ giết chết một em bé. Trong hạt đậu có chất phaseolumatin C10H17NO6 do tác dụng của men phaseosaponin sẽ thuỷ phân và giải phóng HCN: 

C10H17NO6 + H2O → C6H12O66 + CH3-CO-CH3 + HCN 

Ngoài ra ta cần phải xét đến 2 hợp chất khác của Xyanua: 

+ Thiocyanates (SCN-) là nhóm những hợp chất được hình thành khi sulfur, carbon và nitrogen kết hợp với nhau. Thiocyanates được tìm thấy trong nhiều thức ăn và thực vật; tuy nhiên, chúng được sinh ra chủ yếu từ những phản ứng giữa Xyanua tự do và sulfur. Phản ứng này xảy ra trong môi trường (ví dụ, trong những dòng chất thải có chứa Xyanua) và trong cơ thể con người sau khi nuốt hoặc hấp thụ Xyanua. Nguồn thải từ quá trình khai thác than, vàng, bạc và những mỏ công nghiệp làm cho Thiocyanates có mặt trong nước là chủ yếu. Thiocyanates trong đất là kết quả của việc sử dụng trực tiếp hoá chất diệt cỏ dại và sử dụng bừa bãi những sản phẩm từ quá trình công nghiệp. Những nguồn kém phần quan trọng hơn được thoát ra từ những thực vật bị hư, thối rữa như cây mù tạc, cải xoăn và cải bắp. 

+ Ammonium thiocyanate được sử dụng giống như là một thành phần trong điều chế thuốc kháng sinh, thuốc diệt côn trùng, nhiên liệu cho tên lửa, những chất dính và là thành phần trong những que diêm. Nó cũng được sử dụng trong những quy trình nhiếp ảnh, làm tăng độ bền của vải lụa và diệt cỏ dại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xyanua http://www.snopes.com/food/warnings/apples.asp#add http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=%5B... http://www.atsdr.cdc.gov/mmg/mmg.asp?id=1073&tid=1... http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp8.pdf http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85035028 http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://d-nb.info/gnd/4148424-1 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00570870 http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... http://www.inchem.org/documents/antidote/antidote/...